Steve Siebold, tác giả cuốn “Người giàu suy nghĩ như thế nào” đã dành gần ba thập kỷ để phỏng vấn những nhà triệu phú trên khắp thế giới để tìm ra điểm khác biệt giữa họ và những người khác.
Tiền bạc bản thân nó không có tác dụng gì, ông ấy nói với tờ “Business Insider”, quan trọng là cách tư duy của họ. “Những người tầng lớp trung lưu nói rằng họ hạnh phúc với những gì mình đang có”, và trên hết thảy, họ đều chìm đắm trong nỗi lo sợ về tài chính”.
Người thường nghĩ tiền bạc là nguồn gốc của tội lỗi
Người giàu tin rằng sự nghèo khó là nguồn gốc của tội lỗi
“Người bình thường bị tẩy não rằng người giàu chỉ là những kẻ may mắn và thiếu trung thực”.
Đó là lý do tại sao việc trở nên giàu có lại là điều đáng xấu hổ đối với công đồng có thu nhập thấp.
“Những người từ tầng lớp cao cấp biết rằng tiền không mua được hạnh phục, nhưng nó giúp cho cuộc sống của bạn dễ dàng và hưởng thụ hơn.”
Người thường nghĩ ích kỉ là tội lỗi.
Người giàu nghĩ ích kỉ là đức tính tốt.
“Người giàu đi khắp nơi và cố gắng làm mình hạnh phúc. Họ không giả vờ cứu lấy thế giới”, Vấn đề là tầng lớp trung lưu nghĩ như vậy là tiêu cực – và điều đó không làm họ giàu được, “Nếu bạn không tự chăm lo cho chính mình, thì bạn không thể giúp ai khác. Bạn không thể cho những gì mình không có”.
Người thường có suy nghĩ trông chờ vào may mắn.
Người giàu luôn có suy nghĩ phải hành động.
“Trong khi đa phần đều mong trúng số và cầu được giàu có, những người tuyệt vời nhất đang giải quyết các vấn đề.”
“Người hùng mà [tầng lớp trung lưu] mong đợi có thể là Chúa, chính phủ, sếp hoặc vợ/chồng của họ. Chỉ có họ mới đem suy nghĩ này vào cuộc sống của mình và cứ thế mà sống trong khi kim đồng hồ vẫn cứ đều đặn xoay.”
Người thường nghĩ muốn làm giàu phải có kiến thức chính quy.
Người giàu nghĩ muón giàu phải có kiến thức riêng biệt.
“Nhiều nhân vật tầm cỡ thế giới không được hưởng hệ thống giáo dục chính thống, học tích lũy tài sản của mình bằng kiến thức riêng biệt”.
“Trong khi đó, đa phần lại tin rằng bằng cấp cao là con đường để làm giàu, phần lớn là do họ bị mắc kẹt trong suy nghĩ lối mòn khiến họ không tỉnh táo được… Quá trình làm giàu không thú vị, mà chỉ có kết quả của nó.”
Người thường hoài niệm về những ngày xưa đẹp đẽ
Người giàu mơ về tương lai.
“Những nhà triệu phú đi lên bằng chính bản thân mình thành công vì họ đặt cược bản thân mình và ném giấc mơ, mục tiêu và ý tưởng của mình vào tương lai không biết trước”, “Những người luôn tin rằng những ngày tuyệt nhất đã ở phía sau họ thường hiếm khi giàu có, và họ thường đấu tranh với nỗi buồn và tuyệt vọng”.
Người thường nhìn đồng tiền bằng cảm tính.
Người giàu nghĩ về tiền một cách lý tính.
“Một người thông minh, có giáo dục hoặc giả là một người thành công có thể ngay lập tức trở thành một người để nỗi sợ làm chủ, có tiêu hướng suy nghĩ tiêu cực và mục đích duy nhất là được về hưu một cách thuận lợi.”
“Những người xuất chúng nhìn đồng tiền bằng bản chất của chúng một cách logic. Họ biết được tiền là công cụ quan trọng đại diện cho những sự lựa chọn và cơ hội.”
Người thường kiếm tiền bằng công việc họ không thích
Người giàu theo đuổi đam mê của mình.
“Đối với người thường, giàu có đồng nghĩa với việc làm luôn làm việc”, Siebold nói,” Nhưng chiến lược thông minh nhất của người giàu là làm những gì mình thích và kiếm tiền từ đó”
Nói theo cách khác, Những người bình thường làm việc mà họ không thích “vì họ cần tiền và đã được dạy dỗ trong trường học và xã hội để sống trong một thế giới mà tiền đồng nghĩa với những nỗ lực về tinh thần và thể xác.”
Người thường kì vọng rất thấp để không phải thất vọng
Người giàu luôn chấp nhận thách thức.
“Những nhà tâm lý học và chuyên gia tâm thần thường khuyên mọi người nên kì vọng mọi chuyện trong cuộc sống thấp để đảm bảo sẽ không phải thất vọng.”
“Không ai có thể làm giàu đạt được ước mơ nếu không có kì vọng cao.”
Người thường nghĩ bạn phải LÀM MỌI THỨ để giàu có
Người giàu tin rằng bạn phải LÀ một cái gì đó để giàu có.
“Đó là lý do vì sao người ta lại thích việc Donald Trump từ nhà triệu phú rồi nợ 900 triệu USD và trở nên giàu có hơn bao giờ hết.”
“Trong khi phần lớn lại chìm trong suy nghĩ những gì mình làm phải có kết quả ngay lập tức, nhưng những người tài giỏi lại học tập và vươn lên từ kinh nghiệm đạt được, bất kể thành công hay thấy bại, họ biết rằng phần thưởng đích thực chính là trở thành người tạo ra những điều phi thường.”
Người thường tin rằng bạn cần tiền để làm giàu
Người giàu sử dụng tiền của người khác.
Mọi người luôn nghĩ rằng kiếm tiền để tích cóp làm giàu, nhưng Siebold cho rằng người giàu không e ngại gầy dựng tài sản từ túi tiền của người khác.
“Người giàu biết rằng không đủ khả năng tài chính để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân là hai việc không liên quan. Câu hỏi thực sự là: “Cái này có đáng mua hay đầu tư vào không?”
Người thường tin rằng thị trường được định hướng bởi tính logic và chiến lược
Người giàu biết thị trường được định hướng bởi cảm tính và sự ham muốn.
Đầu tư chứng khoán thành công không chỉ đơn thuần là những công thức toán học.
“Người giàu biết những yếu tố cảm xúc chính quyết định thị trường là nỗi sợ và sự ham muốn, và họ đưa điều này vào tất cả các giao dịch và xu hướng mà học quan sát được”, “Sự thật này về bản chất con người và tác động của nó đối với việc mua bán đã cho họ những lợi thế mang tính chiến lược để xây dựng khối tài sản của mình”
Người thường không đủ khả năng tài chính để trang trải.
Người giàu chi tiêu không vượt quá khả năng tài chính của mình.
“Cách thức để sống không vượt quá khả năng tài chính của mình đã được người giàu sử dụng hàng thế kỉ: Làm giàu để sống tốt”.
Người thường dạy con phải sinh tồn
Người giàu dạy con cách làm giàu.
Người giàu dạy con mình ngay từ thuở nhỏ rằng thế giới chỉ gồm “có” và “không có”. Thậm chí ông cũng thừa nhận rằng nhiều người cho rằng ông đang cổ xúy cho việc phân biệt.
Nhưng ông không đồng ý.
“[Mọi người] cho rằng những người giàu dạy con họ coi thường người khác chỉ vì họ nghèo. Điều này không đúng”. “Họ chỉ đang dạy con mình cách nhìn nhận thế giới qua khía cạnh thực tế - hiện trạng thật sự của xã hội.”
Nếu bọn trẻ sớm hiểu được giàu có là như thế nào, chúng sẽ cố gắng để đạt được nó trong cuộc sống sau này.”
Người thường bị áp lực bởi tiền bạc
Người giàu cảm thấy thoải mái khi giàu có.
Lý do mà người giàu ngày càng giàu hơn là vì họ không e sợ khi thừa nhận rằng tiền bạc có thể giải quyết phần lớn mọi chuyện.
“[Tầng lớp trung lưu] coi tiền như một thứ phần xấu xa trong cuộc đời mình. Còn những người giàu coi tiền như một sự giải thoát, và với đủ tiền, họ không còn phải lo lắng về tài chính nữa.”
Người thường muốn được giải trí hơn là giáo dục
Người giàu muốn được giáo dục hơn là giải trí.
Trong khi người giàu không đề cao ý kiến giáo dục chính quy sẽ giúp bạn trở nên giàu có, họ lại đề cao sức mạnh của việc học hỏi sau đại học.
“Bước chân vào ngôi nhà của một người giàu có và điều đầu tiên bạn thấy là một kho sách khổng lồ mà họ đã học từ đó cách trở nên thành công”.
“Người bình thường đọc tiểu thuyết, truyện và tạp chí giải trí”
Người thường nghĩ người giàu là những kẻ hợm hĩnh
Người giàu chỉ muốn kết giao với những người có cùng suy nghĩ với mình.
Suy nghĩ tiêu cực về đồng tiền của người bình thường là lí do tại sao người giàu chỉ kết giao với người giàu.
“[Người giàu] không thể có những suy nghĩ tiêu cực bi thảm,”. “Điều này lại bị đám đông đánh đồng với sự hợm hĩnh.
Gắc mác hợm hĩnh cho người giàu chỉ là một cách để người nghèo cảm thấy khá hơn về bản thân mình và con đường sai lầm mà họ chọn.”
Người thường cố gắng tiết kiệm
Người giàu tập trung kiếm tiền.
Siebold đưa ra giả thuyết người giàu tập trung kiếm tiền bằng cách mạo hiểm chứ không phải tiết kiệm.
“Người thường chỉ dành thời gian cho việc săn tìm giảm giá và chi li tiết kiệm mà bỏ qua những cơ hội lớn”.
“Thậm chí trong cuộc khủng hoảng dòng tiền, người giàu cũng không thích cách suy nghĩ tiểu thương của những người khác. Họ là bậc thầy trong việc tập trung tinh thần của mình ở nơi mà nó thuộc về: số tiền khổng lồ”
Người thường giữ tiền một cách an toàn
Người giàu biết khi nào thì nên mạo hiểm.
“Sử dụng lợi ích của đòn bẩy là kim chỉ nam của người giàu.”
“Bất cứ nhà đầu tư nào cũng sẽ phải thất bại một vài lần, nhưng những người giàu biết rằng dù chuyện gì xảy ra thì họ luôn có khả năng lấy lại còn nhiều hơn số tiền đã mất.”
Người thường muốn được cảm thấy yên bình.
Người giàu tìm kiếm sự yên bình trong vô chừng.
Đa số để trở thành triệu phú thì bạn phải có đủ sự gan dạ cần thiết – một thách thức mà người thường không mấy dễ chịu.
“Sự thoải mái về cơ thể, tâm lý và cảm xúc là mục tiêu hướng đến của người thường,” Những người giỏi nhất đã sớm nhận ra muốn trở thành triệu phú không hề dễ dàng và nhu cầu được sống yên ổn có thể hoàn toàn bị gạt phăng. Họ học cách cảm thấy thoải mái ngay cả trong những tình huống vô chừng nhất.”
Người thường không bao giờ đánh đồng tiền bạc và sức khỏe
Người giàu biết rằng đồng tiền có thể cứu mạng bạn.
Trong khi người thường bàn tán về tính nhân văn của đạo luật Obamacare và chính sách sức khỏe của công ty, những người giàu tham những hiệp hội chăm sóc y tế hàng đầu, “Họ trả một khoảng phí thành viên khổng lồ mỗi năm để có thể được chăm sóc y tế bất cứ lúc nào”.
“Một vài người giàu có đã thực hiện cách này và thậm chí còn thuê hẳn một bác sĩ về ở hẳn trong nhà mình.”
Người thường tin rằng họ phải chọn lựa giữa một gia đình hạnh phúc và sự giàu có
Người giàu biết rằng bạn có thể có cả hai.
Ý kiến cho rằng sự giàu có phải trả giá bằng thời gian bên gia đình không gì hơn là một lời biện hộ.
“Người thường đã bị tẩy não để tin rằng bạn chỉ có thể chọn một trong hai,” Siebold viết,”Người giàu có biết bạn có thể có bất cứ điều gì nếu bạn chấp nhận thách thức với tâm trí được hình thành từ tình yêu và sự phong phú.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét